Mùa xuân nho nhỏ

Danh mục: Soạn văn , Soạn văn tập 2

Đọc hiểu tác phẩm Câu 1: Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng được dâng hiến "mùa xuân nho nhỏ" của ...

Đọc hiểu tác phẩm

Câu 1:

Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng được dâng hiến "mùa xuân nho nhỏ" của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.

Có thể xác định bố cục của bài thơ gồm bốn đoạn:

  • Khổ đầu (6 dòng thơ): cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.

  • Hai khổ 2, 3 (từ "Mùa xuân người cầm súng" đến "cứ đi lên phía trước"): hình ảnh mùa xuân đất nước.

  • Hai khổ 4, 5 (từ "Ta làm con chim hót" đến "Dù là khi tóc bạc"): những suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước thiên nhiên đất nước.

  • Khổ thơ cuối: Lời ca ngợi quê hương, đất nước qua điệu ca Huế.

Câu 2:

Mùa xuân ở khổ thơ đầu là mùa xuân của thiên nhiên, đất trời với dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời. Chỉ bằng vài nét phác hoạ, tác giả đã vẽ ra cả không gian cao rộng với dòng sông, mặt đất, bầu trời bao la, với màu sắc tươi thắm (sông xanh, hoa tím biếc), với những âm thanh vang vọng (tiếng chim chiền chiện) của mùa xuân.

Cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân được diễn tả qua hai câu thơ:

 Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. 

Có nhiều cách hiểu về hai câu thơ này, tuy nhiên có thể hiểu "từng giọt" là "những giọt mùa xuân", là sự chuyển đổi các cảm giác, từ màu sắc, âm thanh, hình ảnh... sang hình khối, đường nét, một sự cụ tượng hoá những yếu tố vô hình (âm thanh, màu sắc...) thành một yếu tố hữu hình, có thể cảm nhận được bằng nhiều giác quan. Dù hiểu như thế nào thì hai câu thơ cũng thể hiện niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước cảnh mùa xuân.

Câu 3:

Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, nhà thơ chuyển sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm về mùa xuân đất nước. Đó là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống, được cống hiến phần tốt đẹp của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.

Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp. Nhà thơ đã dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình: muốn "làm con chim hót", muốn "làm một cành hoa"... Niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, như bông hoa toả hương sắc, mang đến vẻ đẹp cho cuộc đời.

Đoạn thơ gợi cho ta những suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết sống, biết chăm lo cho cuộc đời chung và có thể đóng góp những gì tốt đẹp của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.

Câu 4: Bài thơ có nhịp điệu trong sáng, thiết tha, gợi cảm, gần gũi với dân ca. Đặc điểm ấy có được là nhờ nhà thơ đã sử dụng các yếu tố như thể thơ, cách ngắt nhịp, cách gieo vần, cách sử dụng các điệp từ, điệp ngữ rất hiệu quả:

  • Thể thơ năm chữ gắn liền với các điệu dân ca, nhất là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Cách gieo vần liền giữa các khổ thơ cũng góp phần toạ nên sự liền mạch cho cảm xúc.

  • Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị (bông hoa tím, tiếng chim hót, vì sao...) với các hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát (đất nước như vì sao...).

  • Tứ thơ xoay quanh hình ảnh mùa xuân, từ mùa xuân của đất trời đến mùa xuân của quê hương đất nước. Cách cấu tứ như vậy khiến cho ý thơ luôn tập trung, cảm xúc trong thơ không bị dàn trải.

  • Giọng điệu của bài thơ thể hiện đúng tâm trạng của tác giả, biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn: vui, say sưa ở đoạn đầu, trầm lắng, thiết tha khi bộc bạch tâm niệm, sôi nổi, tha thiết ở đoạn kết.

Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Nhiều nhà thơ đã viết về mùa xuân với những sắc thái khác nhau: mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), Xuân ý, Xuân lòng (Tố Hữu)... Trong bài thơ này, ý nguyện của tác giả là muốn làm một mùa xuân nhưng chỉ là một mùa xuân nho nhỏ - đóng góp công sức nhỏ bé của mình làm đẹp thêm mùa xuân đất nước.

Các bài nên tham khảo

Hướng dẫn phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải

Đề bài: Hướng dẫn phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Hướng dẫn Khi đi vào phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải các em cần chú ý ...

Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải – Văn mẫu lớp 9

Đánh giá bài viết Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Quảng Nam Núi Ngự sông Hương là quê hương ...

Cảm nghĩ về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải – Văn mẫu lớp 9

Đánh giá bài viết Cảm nghĩ về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải – Bài làm 1 của một học sinh chuyên Văn tỉnh Bình Định Bài thơ “Mùa xuân nho ...

Ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải qua đoạn thơ “Ta làm con chim hót…Dù là khi tóc bạc” trong “Mùa xuân nho nhỏ”

Ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải qua đoạn thơ “Ta làm con chim hót…Dù là khi tóc bạc” trong “Mùa xuân nho nhỏ” 5 (100%) 1 vote Ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải ...

Ngữ văn 9 phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Phan tich bai tho Mua xuan nho nho – Đề bài: Anh chị hãy phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Thanh Hải ...

Phân tích đoạn thơ “Ta làm con chim hót…Dù là khi tóc bạc.” trích trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Đề bài: Phân tích đoạn thơ "Ta làm con chim hót…Dù là khi tóc bạc." trích trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải Bài làm Công cuộc xây dựng ...

Suy nghĩ của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Đề bài: Suy nghĩ của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải Bài làm Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ ” được Thanh Hải sáng tác năm 1980 khi nhà thơ ...

Bình giảng khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Đề bài: Bình giảng khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải Bài làm Thơ là cái đẹp muôn đời, cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của con người. Có lẽ mùa ...

Cảm nhận về bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ

(Văn mẫu lớp 9) – Anh ( Chị ) hãy nêu cảm nhận về bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ của nhà thơ Thanh Hải trong sách văn học lớp 9. Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Mùa ...

Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Nhà thơ Thanh Hải (1930-1980) quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông hoạt động văn nghệ trong suốt những năm kháng chiến ...

Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải ngữ văn 9

Phan tich bai tho Mua xuan nho nho cua Thanh Hai – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích và phát biểu suy nghĩ của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của ...

Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. Thanh Hải là nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sông ...

Bình giảng khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

  Thơ là cái đẹp muôn đời, cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của con người. Có lẽ mùa xuân là thời gian hội tụ bao vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam nên ...

Khát vọng dâng hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải trong khổ 4,5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

  "Nếu là con chim, chiếc lá, Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả, Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình." (Tố Hữu)   Tố Hữu - nhà thơ ...

Nghị luận về khổ 4, 5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

  Bài viết:   Thanh Hải là nhà thơ xứ Huế. Vùng đất hữu tình với con sông Hương thơ mộng và núi Ngự Bình trang nghiêm vun đắp cho hồn thơ Thanh Hải bay cao. Vốn ...

Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

  Mùa xuân luôn là đề tài bất tận để các nhà thơ tìm cảm hứng và sáng tác. Thông qua những vẻ đẹp trong cảnh sắc mùa xuân, các nhà thơ gửi gắm vào đó những tâm ...

Chuyển nội dung bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải thành một bài văn

Đề bài: Chuyển nội dung bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải thành một bài văn tả cảm xúc của tác giả trước khung cảnh mùa xuân. Những ngày cuối cùng của mùa ...

Hướng dẫn phân tích tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Đề bài: Hướng dẫn phân tích tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải Hướng dẫn Yêu cầu về kỹ năng, phương pháp – Học sinh cần nắm vững phương pháp, kỹ năng ...

Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Mùa Xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Mùa xuân là mùa mở đầu cho một năm mới, tượng trưng cho khoảng thời gian đẹp nhất, tràn trề sức sống của thiên nhiên trong chu kì ba trăm sáu mươi lăm ngày của ...

Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

1. Mở bài: - Thanh Hải viết bài thơ Mùa xuân nho nhỏ vào tháng 11-1980, là thời điểm đất nước ta đang vượt qua bao gian lao thử thách để đi lên. - Bài thơ là ...

Phân tích sắc xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một bài thơ hay trong chương trình Văn học lớp 9. Bài thơ chứa đựng trong nó nhiều vẻ đẹp. Song có lẽ vẻ đẹp nổi bật hơn cả là ...

Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Đề bài: Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải Mùa xuân là để tài bất tận của thơ ca. Song, cái cảm nhận về mùa xuân của các nhà thơ theo thời gian có ...

Hướng dẫn soạn bài Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

MÙA XUÂN NHO NHỎ Thanh Hải I. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1.Tác giả : - Thanh Hải (1930-1980) quê ở Phong Điền – Thừa Thiên Huế. – Tham gia hoạt động văn nghệ từ cuối ...

Soạn bài mùa xuân nho nhỏ

Soạn bài mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Thể thơ 5 chữ của bài thường không ngắt nhịp ổn định trong từng câu. Chẳng hạn: Mọc giữa ...

1
Cho thuê phòng trọ Cho thuê phòng trọ hà nội Cho thuê phòng quận 7 Cho thuê nhà trọ Bất động sản chính chủ Cho thuê nhà trọ Bất động sản chính chủ Cho thuê nhà trọ Bất động sản chính chủ Cho thuê nhà trọ Bất động sản chính chủ Cho thuê nhà trọ Bất động sản chính chủ Cho thuê nhà trọ Bất động sản chính chủ Cho thuê nhà trọ Bất động sản chính chủ Cho thuê nhà trọ Bất động sản chính chủ Cho thuê nhà trọ Bất động sản chính chủ Cho thuê nhà trọ Mua bán bất động sản