Soạn bài lớp 9
-
Phong cách Hồ Chí Minh
-
Các phương châm hội thoại
-
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
-
Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
-
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
-
Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
-
Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
-
Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
-
Xưng hô trong hội thoại
-
Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh
-
Chuyện người con gái Nam Xương
-
Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
-
Sự phát triển của từ vựng
-
Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự
-
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
-
Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn)
-
Truyện Kiều của Nguyễn Du
-
Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều)
-
Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều)
-
Thuật ngữ
-
Miêu tả trong văn bản tự sự
-
Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều)
-
Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều)
-
Trau dồi vốn từ
-
Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự
-
Thúy Kiều báo ân báo oán (Trích Truyện Kiều)
-
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
-
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
-
Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
-
Tổng kết về từ vựng (I)
-
Tổng kết về từ vựng (II)
-
Đồng chí
-
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
-
Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)
-
Nghị luận trong văn bản tự sự
-
Đoàn thuyền đánh cá
-
Bếp lửa
-
Tập làm thơ tám chữ
-
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
-
Ánh trăng
-
Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp)
-
Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
-
Làng (trích) - Kim Lân
-
Chương trình địa phương phần tiếng việt
-
Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
-
Lặng lẽ Sa Pa
-
Người kể trong văn bản tự sự
-
Chiếc lược ngà
-
Kiểm tra thơ và truyện hiện đại
-
Kiểm tra phần tiếng việt
-
Ôn tập phần tập làm văn
-
Cố hương
-
Ôn tập làm văn (tiếp theo)
-
Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu)
-
Soạn bài lớp 9 tập 2
-
Bàn về đọc sách
-
Khởi ngữ
-
Phép phân tích và tổng hợp
-
Tiếng nói của văn nghệ
-
Các thành phần biệt lập
-
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
-
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
-
Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
-
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
-
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten
-
Liên kết câu và liên kết đoạn văn
-
Con cò
-
Luyện tập: Liên kết câu và liên kết đoạn văn
-
Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
-
Mùa xuân nho nhỏ
-
Viếng lăng bác
-
Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
-
Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
-
Sang thu
-
Nói với con
-
Nghĩa tường minh và hàm ý
-
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
-
Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
-
Mây và sóng
-
Ôn tập về thơ
-
Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)
-
Tổng kết phần văn bản nhật dụng
-
Chương trình địa phương phần tiếng việt (Lớp 9 học kì II)
-
Bến quê
-
Ôn tập tiếng việt lớp 9 học kì II
-
Những ngôi sao xa xôi
-
Biên bản
-
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
-
Tổng kết về ngữ pháp
-
Luyện tập viết biên bản
-
Hợp đồng
-
Bố của Xi-Mông
-
Ôn tập truyện lớp 9
-
Kiểm tra phần tiếng việt lớp 9 học kì II
-
Luyện tập viết hợp đồng
-
Bắc Sơn
-
Tổng kết phần văn học nước ngoài
-
Tôi và chúng ta
-
Tổng kết phần văn học
-
Tổng kết phần văn học (tiếp theo)
-
Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
Cảm nhận về bài thơ Sang thu
Danh mục: Soạn văn
Đánh giá bài viết Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Sang thu Bài làm Cảm nhận về bài thơ Sang thu – Nhà thơ Hữu Thỉnh là một trong những nhà thơ có nhiều bài thơ hay về nông thôn và mùa thu. Những vần thơ về cảnh và tình mùa thu của ông mang nhiều cảm xúc đặc biệt. Và Sang thu là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất nói về tình thu, ý thu của ông. Bài thơ sáng tác năm 1977. Bài ...

Đề bài:
Bài làm
– Nhà thơ Hữu Thỉnh là một trong những nhà thơ có nhiều bài thơ hay về nông thôn và mùa thu. Những vần thơ về cảnh và tình mùa thu của ông mang nhiều cảm xúc đặc biệt. Và Sang thu là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất nói về tình thu, ý thu của ông.
Bài thơ sáng tác năm 1977. Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế và giàu cảm xúc của của nhà thơ, một người có tâm hồn nhạy cảm trước sự biến đổi của thiên nhiên tạo vật lúc giao mùa ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Thông qua những biểu hiện đó, ẩn chứa một tình cảm yêu nước thầm kín mà dung dị. Một tình cảm chân thành mà sâu sắc của một tâm hồn hiểu lẽ đời, hiểu lòng người.
Sang thu là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương thức miêu tả và phương thức biểu cảm. Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình gắn liền với sự biến chuyển của thiên nhiên, những khoảnh khắc của thời điểm chuyển giao hai mùa tác động trực tiếp đến cảm quan của nhà thơ, khiến ông có, bao nhiêu nỗi niềm thổn thức, bao nhiêu suy tưởng về nhân tình thế thái.
Sự cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh trong khoảnh khắc giao mùa được ông bắt giác từ khứu giác khi ngửi thấy hương ổi, đến xúc giác khi cảm nhận được những cơn gió phảng phất qua lồng ngực đến và cả thị giác khi phát hiện một hình ảnh đặc sắc, nhà thơ thấy làn sương cũng mang màu sắc đặc biệt, sương qua ngõ, sương khá dày và có thể nhìn nhận rõ rệt.
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”.
Mùa thu đến khá bất ngờ và đột ngột, không hề có dấu hiệu của sự báo trước. Từ “bỗng” thông báo về sự xuất hiện đột ngột của sự vật trong không gian. Hương ổi trong bài thơ được Hữu Thỉnh thể hiện và trở thành một sự khám phá mới mẻ. Hương ổi mùa thu, rất đặc trưng có được mỗi dịp thu về. Thu về là mùa ổi chín, lẽ thường tưởng chừng rất đỗi quen thuộc ấy nhưng chẳng ai nghĩ đó sẽ làm lên sự biểu trưng, và Hữu Thỉnh đã phát hiện và khẳng định điều đó. Hương ổi phả vào trong gió se, gió heo may một cách nhẹ nhàng nhưng lại thấm thía một cách sâu sắc. Một sự hiện thân cũng không kém phần đặc biệt khác, đó là “sương chùng chình qua ngõ”, sương giăng khắp nơi, hiện hữu trước mắt một cách rõ rệt, sương trắng như một tấm vải mỏng nhẹ nhàng chum lên cảnh vật.
Từ láy “chùng chình” được tác giả vận vào nghệ thuật nhân hoá, khiến cho hình ảnh thu được hình dung có vẻ mờ ảo, sương khói, nhiều thi vị. Cả đoạn thơ không chỉ đặc sắc ở tả cảnh mà còn là sự rung động cảm nhận trước một cái gì đó mơ hồ, chút gì đó vẻ hư không, có chút xao xuyến, đó là những phút đầu tiên của mùa thu chợt tới, chợt tạt qua trong cảm xúc của con người.
Sau cái bỡ ngỡ ban đầu trước không gian làng quê sang thu là cảm nhận rõ nét về những chuyển biến của thiên nhiên:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã,
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
Bức tranh mùa thu được cảm nhận bởi sự thay đổi của đất trời theo nhịp dịch chuyển từ hạ sang thu, cứ thấm tháp dần dần, nhẹ nhàng mà rõ rệt. Thiên nhiên sang thu đã được cụ thể bằng những hình ảnh: “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”, “đám mây vắt nửa mình”. Hữu Thỉnh cảm nhận thu sang bằng cả tâm hồn. Dòng sông giờ đây trôi nhẹ nhàng, êm ả đầy tâm trạng như ngẫm ngợi nghĩ suy về những trải nghiệm trong cuộc đời.
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
Hai câu thơ đem lại sự tò mò về những liên tưởng đúng sai. Đây có lẽ là một bài thơ khiến cho trí tưởng tượng của người đọc được thỏa sức mường tượng. Dư âm của những ngày mùa hạ vẫn còn, giờ đây tuy tiết trời đã được nhận định đang ở thời điểm đầu thu nhưng những tia nắng màu hạ còn chưa kịp tắt ngấm, vẫn len lỏi trong từng đám mây khiến mây mùa thu trông vẫn mang những nét trong xanh, có chút gay gắt của mùa hạ. Với ngôn ngữ giàu chất tạo hình, sắc màu mùa thu trong trí nghĩ của Hữu Thỉnh đang có những sự chuyển động nhất định, tiết trời cuối hạ sang đầu thu với những dư vị rất độc đáo.
Nếu ở hai khổ thơ đầu của bài thơ, dấu hiệu mùa thu đã khá rõ ràng trong không gian và thời gian, sang khổ cuối vẫn theo dòng cảm xúc ấy, tác giả bộc lộ suy ngẫm của mình về con người, về cuộc đời:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”.
Vẫn là nắng mưa, sấm chớp, bão giông như mùa hạ nhưng mức độ đã giảm dần, đã đi sự ổn định. Ánh nắng nhạt dần không còn chói chang, mưa cũng đã ít dần và thời tiết nhẹ nhàng, êm dịu hơn. Phép tiểu đối “nắng” và “mưa”, “vẫn còn” và “đã vơi” thể hiện sự phân hoá mong manh giữa hai mùa, đầy vơi những dấu hiệu của thiên nhiên lúc giao mùa. Hạ thu. Hai hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” có thể được hiểu qua hai tầng nghĩa. Một mặt thể hiện hình ảnh tự nhiên hiện tượng sấm chớp và hình ảnh hàng cây trong mưa cuối hạ. Mặt khác mang tính chất ẩn dụ về ý nghĩa cuộc đời. Cuộc đời con người cũng như ngoại cảnh thiên nhiên cũng có sự bình yên nhưng cũng có những sóng gió bất thường buộc con người phải trưởng thành, nỗ lực hơn nữa để sống tốt và hoàn thiện bản thân.“Hàng cây đứng tuổi” chỉ những con người từng trải thương điềm tĩnh hơn trước những sóng gió của cuộc đời. Từ những thay đổi của mùa thu thiên nhiên, liên tưởng đến những đổi thay của mùa thu đời người
Bài thơ là những cảm xúc về sự chuyển mùa tinh tế. Qua bài thơ, thấy lòng yêu thiên nhiên quê hương và một tâm hồn có những trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời và tình người.
Minh
Soạn bài chương trình địa phương phần tiếng Việt lớp 6
Soạn bài chương trình địa phương (phần tiếng Việt) RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ I. Nội dung luyện tập Học sinh ở mỗi miền hãy đọc kĩ SGK trang 166 và 167 để thấy những ...
Soạn bài ôn tập phần tập làm văn
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN I. VĂN BẢN BIỂU CẢM 1. Các bài văn biểu cảm - Cổng trường mở ra Lý Lan - Trường học Ét-môn-đô đơ A-mi-xi - Mẹ tôi Ét-môn-đô đỡ A-mi-xi - ...
Soạn bài ôn tập kiểm tra phần tiếng Việt lớp 8 HK 1
Soạn bài ôn tập kiểm tra phần tiếng Việt lớp 8 HK 1 I. Từ vựng 1. Lý thuyết. a. Trường từ vựng: là tập hợp tất cả các từ có nét chung. Về nghĩa (xem lại bài 2 ...
Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Bài văn có thể chia làm bốn phần. Phần 1 (đoạn 1) : mở đầu. Phần 2 (đoạn 2, 3) : trang phục của ...
Soạn bài nghĩa tường minh và hàm ý tiếp theo
Soạn bài nghĩa tường minh và hàm ý tiếp theo I. Điều kiện sử dụng hàm ý. 1. Câu nói thứ nhất của chị Dậu có hàm ý là ’’Sau bữa ăn này con không còn ...
Soạn bài ôn tập tiếng việt lớp 9 HK 2
Soạn bài ôn tập tiếng việt lớp 9 HK 2 I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập Câu 1 : Khởi ngữ Các thành phần biệt lập Tình thái Cảm thán Gọi – đáp Phụ chú Xây ...
Soạn bài những ngôi sao xa xôi
Soạn bài những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Tóm tắt nội dung tác phẩm : Ba nữ thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường tại ...
Soạn bài tiếng nói của văn nghệ
Soạn bài tiếng nói của văn nghệ Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Bài viết có bố cục khá chặt chẽ, được thể hiện qua hệ thống luận điểm logic, mạch lạc. Giữa các luận ...
Soạn bài các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán
Soạn bài các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán I. Thành phần tình thái 1. Chắc, có lẽ là nhận định của người nói đối với sự việc đượ nói trong câu, thể ...
Soạn bài ôn tập thơ lớp 9 học kì 2
Soạn bài ôn tập thơ Bài tập 1. Lập bảng kê các tác phẩm thơ hiện đại ở Ngữ văn 9. STT Tên bài thơ Tác giả Năm sáng tác Thể thơ Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ ...