23/02/2018, 17:38

Cảm nhận về bài thơ Đồng chí

Danh mục: Soạn văn

Đánh giá bài viết Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Đồng chí. Bài làm Cảm nhận về bài thơ Đồng chí – Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là một trong những tác phẩm viết về hình tượng người lính cụ Hồ cao đẹp tuyệt vời nhất. Các chiến sĩ đã gắn bó mật thiết, đoàn kết lại với nhau vì lý tưởng chung là sự hòa bình, độc lập cho dân tộc. Đó cũng là sức mạnh tinh thần to lớn đóng góp vào sự ...

Đánh giá bài viết

Đề bài: .

Bài làm

– Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là một trong những tác phẩm viết về hình tượng người lính cụ Hồ cao đẹp tuyệt vời nhất. Các chiến sĩ  đã gắn bó mật thiết, đoàn kết lại với nhau vì lý tưởng chung là sự hòa bình, độc lập cho dân tộc. Đó cũng là sức mạnh tinh thần to lớn đóng góp vào sự thành công của Cách mạng.

Đồng chí được Chính Hữu sáng tác năm 1941. Với thể thơ tự do, bài thơ được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất trong văn học thời kì kháng chiến chống Pháp. Những hình ảnh, ngôn ngữ chân thực, giản dị và giàu sức biểu cảm được viết nên từ những trải nghiệm của nhà thơ đã khắc sâu trong lòng người đọc hình ảnh người lính thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng đội gắn bó keo sơn của họ. Bài thơ mở đầu bằng những lời giới thiệu về cơ sở của tình đồng chí:

"Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"

Những lời tâm sự ấy đã nói lên cái chung đầu tiên của những người lính, đó là sự chung cảnh ngộ. Bằng việc sử dụng những ngôn từ giản dị, quen thuộc, nhà thơ đã gợi lên hình ảnh những con người cùng xuất thân từ những miền quê nghèo khổ, lam lũ, những người nông dân cùng chung cái nghèo nhưng khi đất nước mắc họa xâm lăng, thì họ – với chi làm trai của mình, đã không quản ngại gian khổ, đứng lên đấu tranh cùng những đồng chí, đồng đội, cùng nhân dân đất nước. Sự đồng cảm về "quê hương anh" và "làng tôi" ấy chính là một trong những lý do quan trọng để những người xa lạ trở thành đồng chí, đồng đội của nhau. Họ cùng nhau tụ hội, tập hợp tại nơi tập kết hướng triển khai cách mạng để thực hiện ý chí, quyết tâm của mình.

"Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau"

Ngôn ngữ thơ vẫn rất giản dị, tự nhiên mà lại chứa đựng biết bao điều sâu kín. Những con người ấy tuy “xa lạ”, tuy mỗi người ở một “phương trời” khác nhau, tưởng chừng như không hề quen biết nhưng thật ra gần gũi nhau vô cùng. Tôi với anh cũng từ dòng giống Lạc Hồng, con Rồng cháu Tiên ra mà, chúng ta đều là những người thân thuộc với nhau, chỉ là chưa có dịp quen biết, gặp mặt. Và hữu duyên, họ chung đôi tại nơi đây, trở thành "đồng chí" của nhau, tình đồng chí hết sức thiêng liêng. Quen nhau nhờ sự đồng cảm giai cấp, những người lính ấy trở nên gần gũi, thân thiết nhờ những điều rất bình dị:

"Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ"

Câu thơ không cầu kì, bay bướm mà vẫn gợi lên nhiều cảm xúc. Vì trong đó là chất giọng rất thực, rất sâu lắng, rất nhịp nhàng với cấu trúc tiểu đối và sóng đôi “súng” – “đầu”. Những người lính cùng chung nhiệm vụ, chung hoàn cảnh chiến đấu, chung lí tưởng, chung ý chí chiến đấu vì độc lập tự do  nên giữa họ nảy nở một tình đồng chí bền chặt, gắn bó trong mọi hoàn cảnh. “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”, họ đã gắn kết và hòa chung lại với nhau trong một tình đồng chí sâu sắc và thiêng liêng. 

"Đồng chí!"

Câu thơ là một lời cảm thán chỉ làm sáng lên ý nghĩa của cả đoạn thơ cũng như bài thơ, làm sáng lên tình người, tình đồng đội trong chiến tranh. Trong mối liên kết bền chặt ấy, họ chia sẻ với nhau từ lí tưởng cho tới từng nỗi niềm tâm sự khi bỏ lại những gì thân thương nhất để ra đi vì nghĩa lớn:

"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay"

Đối với người nông dân, “ruộng nương”, “gian nhà” là những gì thân thuộc, gắn bó và quý giá nhất. Vậy mà anh đã gửi lại tất cả sau lưng để đi chiến đấu vì những điều cao cả, thiêng liêng hơn, đó là vì độc lập, tự do của dân tộc. Câu thơ hay vì  gợi mở ra vẻ đẹp tâm hồn của người lính chính với đức hy sinh thầm lặng vì Tổ quốc nhưng vẫn luôn nhớ về quê hương, gia đình ở hậu phương. Và chính tâm hồn cao đẹp của tình đồng chí ấy đã giúp người lính vượt qua mọi gian lao, thách thức:

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày"

Một loạt những từ ngữ “ớn lạnh”, “sốt run người”, “ướt mồ hôi” đã đặc tả những cơn sốt rét rừng rất quen thuộc với người lính thời ấy. Ốm đau, bệnh tật nơi chiến địa, nơi toàn đàn ông con trai, sự vụng về chuyện chăm sóc nhau là rất bình thường nhưng cách họ quan tâm nhau thật cảm động, thấm đẫm tình đồng chí, đội. Người lính có thể thiếu thốn về vật chất nhưng không hề thiếu thốn về tinh thần:

"Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn gian khổ đến bao nhiêu, chỉ cần một cái nắm tay là hai con người hòa vào làm một, hòa vào thành “đồng chí”. Kết thúc bài thơ, Chính Hữu đã vẽ nên bức tranh tuyệt đẹp về hình tượng người lính thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí của họ:

"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới"

Đoạn thơ giản dị như lời tự sự lại vừa đậm chất trữ tình. Về một đêm chờ giặc, hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ, phải đứng giữa “rừng hoang”, lại thêm “sương muối” và các chiến sĩ vẫn bên cạnh nhau, “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Những người lính vẫn đứng canh cùng nhau, là điểm tựa cùng nhau vượt qua tất cả.

"Đầu súng trăng treo"

Hình ảnh ấy xuất phát từ chính hiện thực cuộc sống nên cho người đọc một ấn tượng khó tả. Vầng trăng ở miền rừng núi bao giờ cũng có cảm giác thấp hơn, trong hơn và thật hơn. Còn người lính đứng canh thì bao giờ nòng súng cũng hướng lên trời trong tư thế chuẩn bị. Hai hình ảnh tưởng chừng không có gì liên quan tới nhau ấy quyện lại tạo thành một hình ảnh “đầu súng trăng treo” đã in dấu trong lòng bao thế hệ người đọc.

Đến với Đồng chí, ta cảm nhận được hình ảnh người lính cách mạng và tình cảm gắn bó keo sơn của họ qua ngôn ngữ, hình ảnh cô đọng, chân thực và gợi cảm. Bài thơ đã khắc họa nên bức tranh sống động và hiện thực nhất về một quá khứ gian khổ vô cùng nhưng đầy ắp tình đồng đội, về những con người đã vượt qua tất cả để giành lấy hòa bình, độc lập cho Tổ quốc ngày hôm nay.

Minh

Các bài nên tham khảo

Soạn bài chương trình địa phương phần tiếng Việt lớp 6

Soạn bài chương trình địa phương (phần tiếng Việt) RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ I. Nội dung luyện tập Học sinh ở mỗi miền hãy đọc kĩ SGK trang 166 và 167 để thấy những ...

Soạn bài ôn tập phần tập làm văn

ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN I. VĂN BẢN BIỂU CẢM 1. Các bài văn biểu cảm - Cổng trường mở ra Lý Lan - Trường học Ét-môn-đô đơ A-mi-xi - Mẹ tôi Ét-môn-đô đỡ A-mi-xi - ...

Soạn bài ôn tập kiểm tra phần tiếng Việt lớp 8 HK 1

Soạn bài ôn tập kiểm tra phần tiếng Việt lớp 8 HK 1 I. Từ vựng 1. Lý thuyết. a. Trường từ vựng: là tập hợp tất cả các từ có nét chung. Về nghĩa (xem lại bài 2 ...

Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang

Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Bài văn có thể chia làm bốn phần. Phần 1 (đoạn 1) : mở đầu. Phần 2 (đoạn 2, 3) : trang phục của ...

Soạn bài nghĩa tường minh và hàm ý tiếp theo

Soạn bài nghĩa tường minh và hàm ý tiếp theo I. Điều kiện sử dụng hàm ý. 1. Câu nói thứ nhất của chị Dậu có hàm ý là ’’Sau bữa ăn này con không còn ...

Soạn bài ôn tập tiếng việt lớp 9 HK 2

Soạn bài ôn tập tiếng việt lớp 9 HK 2 I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập Câu 1 : Khởi ngữ Các thành phần biệt lập Tình thái Cảm thán Gọi – đáp Phụ chú Xây ...

Soạn bài những ngôi sao xa xôi

Soạn bài những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Tóm tắt nội dung tác phẩm : Ba nữ thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường tại ...

Soạn bài tiếng nói của văn nghệ

Soạn bài tiếng nói của văn nghệ Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Bài viết có bố cục khá chặt chẽ, được thể hiện qua hệ thống luận điểm logic, mạch lạc. Giữa các luận ...

Soạn bài các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán

Soạn bài các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán I. Thành phần tình thái 1. Chắc, có lẽ là nhận định của người nói đối với sự việc đượ nói trong câu, thể ...

Soạn bài ôn tập thơ lớp 9 học kì 2

Soạn bài ôn tập thơ Bài tập 1. Lập bảng kê các tác phẩm thơ hiện đại ở Ngữ văn 9. STT Tên bài thơ Tác giả Năm sáng tác Thể thơ Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ ...

Cho thuê phòng trọ Cho thuê phòng trọ hà nội Cho thuê phòng quận 7 Cho thuê nhà trọ Bất động sản chính chủ Cho thuê nhà trọ Bất động sản chính chủ Cho thuê nhà trọ Bất động sản chính chủ Cho thuê nhà trọ Bất động sản chính chủ Cho thuê nhà trọ Bất động sản chính chủ Cho thuê nhà trọ Bất động sản chính chủ Cho thuê nhà trọ Bất động sản chính chủ Cho thuê nhà trọ Bất động sản chính chủ Cho thuê nhà trọ Bất động sản chính chủ Cho thuê nhà trọ Mua bán bất động sản