Soạn bài lớp 9
-
Phong cách Hồ Chí Minh
-
Các phương châm hội thoại
-
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
-
Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
-
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
-
Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
-
Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
-
Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
-
Xưng hô trong hội thoại
-
Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh
-
Chuyện người con gái Nam Xương
-
Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
-
Sự phát triển của từ vựng
-
Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự
-
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
-
Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn)
-
Truyện Kiều của Nguyễn Du
-
Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều)
-
Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều)
-
Thuật ngữ
-
Miêu tả trong văn bản tự sự
-
Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều)
-
Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều)
-
Trau dồi vốn từ
-
Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự
-
Thúy Kiều báo ân báo oán (Trích Truyện Kiều)
-
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
-
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
-
Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
-
Tổng kết về từ vựng (I)
-
Tổng kết về từ vựng (II)
-
Đồng chí
-
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
-
Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)
-
Nghị luận trong văn bản tự sự
-
Đoàn thuyền đánh cá
-
Bếp lửa
-
Tập làm thơ tám chữ
-
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
-
Ánh trăng
-
Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp)
-
Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
-
Làng (trích) - Kim Lân
-
Chương trình địa phương phần tiếng việt
-
Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
-
Lặng lẽ Sa Pa
-
Người kể trong văn bản tự sự
-
Chiếc lược ngà
-
Kiểm tra thơ và truyện hiện đại
-
Kiểm tra phần tiếng việt
-
Ôn tập phần tập làm văn
-
Cố hương
-
Ôn tập làm văn (tiếp theo)
-
Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu)
-
Soạn bài lớp 9 tập 2
-
Bàn về đọc sách
-
Khởi ngữ
-
Phép phân tích và tổng hợp
-
Tiếng nói của văn nghệ
-
Các thành phần biệt lập
-
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
-
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
-
Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
-
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
-
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten
-
Liên kết câu và liên kết đoạn văn
-
Con cò
-
Luyện tập: Liên kết câu và liên kết đoạn văn
-
Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
-
Mùa xuân nho nhỏ
-
Viếng lăng bác
-
Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
-
Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
-
Sang thu
-
Nói với con
-
Nghĩa tường minh và hàm ý
-
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
-
Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
-
Mây và sóng
-
Ôn tập về thơ
-
Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)
-
Tổng kết phần văn bản nhật dụng
-
Chương trình địa phương phần tiếng việt (Lớp 9 học kì II)
-
Bến quê
-
Ôn tập tiếng việt lớp 9 học kì II
-
Những ngôi sao xa xôi
-
Biên bản
-
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
-
Tổng kết về ngữ pháp
-
Luyện tập viết biên bản
-
Hợp đồng
-
Bố của Xi-Mông
-
Ôn tập truyện lớp 9
-
Kiểm tra phần tiếng việt lớp 9 học kì II
-
Luyện tập viết hợp đồng
-
Bắc Sơn
-
Tổng kết phần văn học nước ngoài
-
Tôi và chúng ta
-
Tổng kết phần văn học
-
Tổng kết phần văn học (tiếp theo)
-
Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
Cảm nhận của em về bài Sang thu
Danh mục: Soạn văn
Đánh giá bài viết Đề bài: Cảm nhận của em về bài Sang thu Bài làm Cảm nhận của em về bài Sang thu – Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội. Là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người ởnông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo, đang biến chuyển nhẹ nhàng. Và bài thơ Sang thu của ông rất nổi ...

Đề bài:
Bài làm
– Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội. Là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người ởnông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo, đang biến chuyển nhẹ nhàng. Và bài thơ Sang thu của ông rất nổi tiếng về sự biểu hiện những ý vị mùa thu nhẹ nhàng mà độc đáo.
Thơ Hữu Thỉnh mang đậm hồn quê Việt Nam dân dã, mộc mạc tinh tế và giàu rung cảm. Sang thu ở đây là chớm thu, là lúc thiên nhiên giao mùa. Mùa hè vẫn chưa hết mà mùa thu tới có những tín hiệu đầu tiên. Trước những sự thay đổi tinh vi ấy, phải nhạy cảm lắm mới cảm nhận được. Với Hữu Thỉnh mùa thu bắt đầu thật giản dị:
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se"
Cảm nhận thu sang của Hữu Thỉnh là cảm nhận về một mùi hương quen thuộc phảng phất trong “gió se” – thứ gió khô và se se lạnh, đặc trưng của mùa thuvề ở miền Bắc. Đó là “hương ổi” – mùi hương đặc sản của dân tộc, mùi hương riêng của mùa thu làng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.
Mùi hương ấy không hòa vào quyện vào mà “phả” vào trong gió."Hương ổi” gắn liền với bao kỉ niệm của thời thơ ấu, là mùi vị của quê hương đã thấm đẫm trong tâm tưởng nhà thơ và cứ mỗi độ thu về thì nó lại trở thành tác nhân gợi nhớ.
Nếu hai câu đầu diễn tả cái cảm giác chưa hẳn đủ tin thìđến hình ảnh “Sương chùng chình qua ngõ” lại càng lung linh huyền ảo. Nhà thơ đã nhân hóa màn sương qua từ “chùng chình” khiến cho sương thu chứa đầy tâm trạng. Bằng tất cả các giác quan: khứu giác, xúc giác và thị giác, nhà thơ cảm nhận những nét đặc trưng của mùa thu đều hiện diện. Có “hương ổi”, “gió se” và “sương”. Mùa thu đã về trên quê hương. “Hình như” chứ không phải là “chắc chắn”. Đúng là một trạng thái cảm xúc của thời điểm chuyển giao. Thu đến nhẹ nhàng quá, mơ hồ quá. Sau giây phút ngỡ ngàng và khe khẽ vui mừng, cảm xúc của thi sĩ tiếp tục lan tỏa, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn:
"Sông được lúc dềnhdàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
Bức tranh mùa thu được cảm nhận bởi sự thay đổi của đấttrời theo tốc độ di chuyển từ hạ sang thu, nhẹ nhàng mà rõ rệt. Thiên nhiên sang thu đã được cụ thể bằng những hình ảnh: “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”, “đám mây vắt nửa mình”. Như thế,thiên nhiên đã được quan sát ở một không gian rộng hơn, nhiều tầng bậc hơn.
Tác giả cảm nhận thu sang bằng cả tâm hồn:
"Sông được lúc dềnhdàng
Chim bắt đầu vội vã"
Bằng phép nhân hóa đặc sắc, nhà thơ đã rất tài hoa ghi lại linh hồn của cảnh vật, của dòng sông quê hương nơi vùng đồng bằng Bắc Bộ ăm ắp nước phù sa. Đất trời mùa thu như đang rùng mình để thay áo mới. Cả bầu trời mùa thu cũng có sự thay đổi:
"Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
Nhà thơ dùng động từ “vắt” để gợi ra trong thời điểmgiao mùa, đám mây như kéo dài ra, nhẹ trôi như tấm lụa mềm treo lơ lửng giữa bầu trời trong xanh, cao rộng. Hình như đám mây đó vẫn còn lại một vài tia nắng ấm của mùa hạ nên mới “Vắt nửa mình sang thu”. Một hình ảnh đầy chất thơ, thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm, độc đáo không những mang đến cho người đọc…mà còn đọng lại những nỗi bâng khuâng trước vẻ dịu dàng êm mát của mùa thu.
Dòng sông, cánh chim, đám mây đều được nhân hóa khiếncho bức tranh thu trở nên hữu tình, chứa chan thi vị. Qua cách cảm nhận ấy, ta thấy Hữu Thỉnh có một hồn thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết, một trí tưởng tượng bay bổng. Nếu ở hai khổ thơ đầu của bài thơ, dấu hiệu mùa thu đã khá rõ ràng trong không gian và thời gian,sang khổ cuối vẫn theo dòng cảm xúc ấy, tác giả bộc lộ suy ngẫm của mình về con người, về cuộc đời:
"Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đẵ vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứngtuổi”.
Nắng, mưa vốn là hiện tượng của thiên nhiên vận hành theo quy luật riêng của nó. Cuối hạ, đầu thu, khi đã vơi đi những cơn mưa xối xả thì sấm cũng bớt bất ngờ và dữ dội. “Hàng cây đứng tuổi” không chỉ mang nghĩa tả thực, mà còn mang ý nghĩa ẩn dụ, gợi những suy nghĩ cho người đọc người nghe. “Sấm” là những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” chỉ những con người đứng tuổi từng trải.
Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh đã đánh thức tình cảm của mỗi người về tình yêu quê hương đất nước và những suy ngẫm về cuộc đời. Tiếng thơ nhẹ nhàng mà ấm áp, ý thơ tuy không tả, không kể trực diện nhưng vẫn rất thực và dễ liên tưởng vô cùng.
Minh
Soạn bài chương trình địa phương phần tiếng Việt lớp 6
Soạn bài chương trình địa phương (phần tiếng Việt) RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ I. Nội dung luyện tập Học sinh ở mỗi miền hãy đọc kĩ SGK trang 166 và 167 để thấy những ...
Soạn bài ôn tập phần tập làm văn
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN I. VĂN BẢN BIỂU CẢM 1. Các bài văn biểu cảm - Cổng trường mở ra Lý Lan - Trường học Ét-môn-đô đơ A-mi-xi - Mẹ tôi Ét-môn-đô đỡ A-mi-xi - ...
Soạn bài ôn tập kiểm tra phần tiếng Việt lớp 8 HK 1
Soạn bài ôn tập kiểm tra phần tiếng Việt lớp 8 HK 1 I. Từ vựng 1. Lý thuyết. a. Trường từ vựng: là tập hợp tất cả các từ có nét chung. Về nghĩa (xem lại bài 2 ...
Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Bài văn có thể chia làm bốn phần. Phần 1 (đoạn 1) : mở đầu. Phần 2 (đoạn 2, 3) : trang phục của ...
Soạn bài nghĩa tường minh và hàm ý tiếp theo
Soạn bài nghĩa tường minh và hàm ý tiếp theo I. Điều kiện sử dụng hàm ý. 1. Câu nói thứ nhất của chị Dậu có hàm ý là ’’Sau bữa ăn này con không còn ...
Soạn bài ôn tập tiếng việt lớp 9 HK 2
Soạn bài ôn tập tiếng việt lớp 9 HK 2 I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập Câu 1 : Khởi ngữ Các thành phần biệt lập Tình thái Cảm thán Gọi – đáp Phụ chú Xây ...
Soạn bài những ngôi sao xa xôi
Soạn bài những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Tóm tắt nội dung tác phẩm : Ba nữ thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường tại ...
Soạn bài tiếng nói của văn nghệ
Soạn bài tiếng nói của văn nghệ Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Bài viết có bố cục khá chặt chẽ, được thể hiện qua hệ thống luận điểm logic, mạch lạc. Giữa các luận ...
Soạn bài các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán
Soạn bài các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán I. Thành phần tình thái 1. Chắc, có lẽ là nhận định của người nói đối với sự việc đượ nói trong câu, thể ...
Soạn bài ôn tập thơ lớp 9 học kì 2
Soạn bài ôn tập thơ Bài tập 1. Lập bảng kê các tác phẩm thơ hiện đại ở Ngữ văn 9. STT Tên bài thơ Tác giả Năm sáng tác Thể thơ Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ ...